Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Một Số Bệnh Trẻ Thường Mắc Phải Vào Mùa Hè



Mùa hè luôn là thời gian tuyệt vời của các bé để vui chơi thõa thích, tuy nhiên với thời tiết nắng nóng hiện nay ở nước ta nhất là vào đầu mùa luôn là thời điểm thuận lợi để một số bệnh phát triển. Trẻ em với sức đề kháng kém cùng hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên có nguy cơ mắc phải bệnh rất cao. Sau đây là một số bệnh trẻ thường mắc phải vào mùa hè mà các mẹ cần nên lưu ý phòng tránh cho trẻ 

1.Say nắng




- Thời tiết nắng nóng, oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao sẽ làm tăng tình trạng mất nước trong cơ thể do sự tiết mồ hôi qua da và sự mất nước qua hơi thở sẽ làm cho trẻ mệt mõi, khó chịu và dẫn tới tình trạng say nắng ở trẻ
- Một trong những nguyên nhân chủ yếu của bệnh say nắng là do trẻ chơi đùa hay đứng dưới trời nắng quá lâu quá sức chịu đựng của cơ thể dẫn đến nhiều rối loạn ở các hệ cơ quan và hệ thần kinh. Vì vậy khi thấy trẻ có các triệu chứng như : mệt mõi, mắt lờ đờ, cơ thể nóng ran, buồn nôn, đau đầu hay chuột rút bạn cần nhanh chóng sơ cứu cho trẻ hay đưa trẻ đến trụ sở y tế gần nhất để đảm bảo an toàn cho trẻ

2. Bệnh rôm sảy



- Da trẻ em rất mỏng manh và nhạy cảm với môi trường, khi thời tiết nắng nóng nhiệt độ môi trường cao làm hiện tượng tiết mồ hôi ở da bé tăng cao và dễ dẫn tới tình trạng bị tắc nghẽn và làm xuất hiện các nốt mẫn ngứa đỏ, mụn nhọt, rôm sảy làm bé rất khó chịu. Gặp trường hợp như thế mẹ cần tích cực lau mồ hôi, mặc đồ mát mẽ và tắm rửa sạch sẽ cho bé ăn những loại rau có tính mát

3. Bệnh chân- tay- miệng



- Bệnh chân tay miệng là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em thường dễ lây lan và bùng phát vào mùa hè. Thời gian ủ bệnh thường từ 3-7 ngày kèm theo một số triệu chứng ban đầu như: sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mọi và đau họng. Ngoài ra họng trẻ phần lưỡi, nướu còn xuất hiện những nốt đỏ sau đó thành các bọng nước và tiến triển thành những vết lở loét. Khi bệnh có triệu chứng nặng những vết đỏ sẽ không giới hạn ở vùng họng mà lan rộng ra phần bàn tay và bàn chân của bé. Bệnh có tính chất nguy hiểm dễ dẫn đến các biến chứng viêm não và gây nguy hiểm đến tính mạng của bé. Vì vậy khi trẻ bị bệnh chân- tay- miệng bạn cần đưa bé đến ngay các chuyên khoa da liễu hay bệnh viện để khám nhằm đảm  bảo an toàn cho sức khoẻ của bé

4. Bệnh tiêu chảy cấp



- Viruts là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em, những loại viruts gây tiêu chảy gồm có: Rotavirus, Adenovirus, Norwalk virus, trong đó Rotavirus là tác nhân chính gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em dưới 2 tuổi, bệnh thường xảy ra quanh năm nhưng xuất hiện chủ yếu vào mùa hè.
- Các triệu chứng thường gặp của bệnh tiêu chảy cấp là: trẻ đi ngoài có phân dạng lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần/ngày. 
- Khi trẻ bị trẻ bị tiêu chảy cấp việc quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống dung dịch oresol trường hợp nặng hơn có thể truyền dịch cho trẻ. Với trẻ sơ sinh đang bú không nên cho bé ăn loại thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ. Thường xuyên tắm và vê sinh cho bé hằng ngày. Nếu trẻ có triệu chứng tiêu chảy kéo dài hãy mang bé đến ngay các cơ sở y tế hay bệnh viện để bác sĩ tư vấn và chữa trị

5. Bênh sốt rét



- Nhiệt độ nóng bức là đều kiện thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của côn trùng nhất là mũi, thủ phạm chính gây nên bệnh sốt rét ở trẻ em
- Tùy theo từng lứa tuổi mà trẻ có những biểu hiện khác nhau khi bị sốt rét
+ Trẻ dưới 6 tháng tuổi ít nhiễm bệnh sốt rét vì cơ thể còn mang huyết sắc tố F (fetal hemoglobin) ngoài ra còn có kháng thể được thụ hưởng từ việc bú sữa mẹ
+ Trẻ từ 1- 4 tuổi thường hay bị co giật sốt cao, rối loạn tiêu hóa gây nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi
+ Ngoài ra một số trẻ còn có dấu hiệu thiếu máu, đường huyết giảm, chu kì cơn sốt không đều đặn, vàng da, men gan cao và có dấu hiệu suy thận. Bệnh nhi thường hay ho kéo dài dẫn đến tình trạng viêm phế quản dễ chuyển biến đến ác tính ở não gây nguy hiểm cho trẻ
- Bệnh sốt rét thường được điều trị bằng thuốc đặc trị theo kết qủa xét nghiệm và chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ. Bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi trẻ bị sốt rét để nhận được sự tư vấn của bác sĩ về cách chăm sóc và điều trị cho trẻ

Lưu ý: để tránh cho bé nhiễm phải những bệnh vào mùa hè bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống của bé cho phù hợp, tăng cường lượng nước và chất xơ trong thức ăn. Bổ sung nhiều vitamin và kháng thể từ các loại hoa quả. Không nên cho bé chơi dưới trời nắng quá lâu, xử lý kịp thời khi bé ra nhiều mồ hôi. Sử dụng các loại thuốc xịt chống mũi và côn trùng đốt và đặc biệt luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể của bé để tránh các bệnh về da
Không có nhận xét nào :

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét