Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Bệnh Tự Kỷ Ở Trẻ




Bệnh tự kỷ là những rối loạn bất thường trong quá trình phát triển tự nhiên  ở trẻ. Trẻ bị tự kỹ khó hòa nhập với mọi người xung quanh, có lối sống khép kín sống thu mình và ngại giao tiếp với người khác. Theo số liệu của bệnh viện Nhi Trung Ương  trong năm 2007 có tới 268% trẻ mắc bệnh tự kỷ và còn số này ngày càng tăng lên theo thời gian. Bố mẹ cần phải nắm rõ các dấu hiệu và cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ  để có thể phát hiện sớm bệnh và chăm sóc bé hiệu quả. Sau đây là một số tham khảo về bệnh tự kỉ ở trẻ em mà các bạn cần lưu ý

1.Nguyên nhân của bệnh tự kỷ
- Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế hơn 90% trẻ bị tự kỷ là do di truyền, ngoài ra một số trường hợp là do tiêm vắc xin gây ra, tuy nhiên nguyên nhân này  vẫn đang còn nhiều tranh cãi và cho đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh cụ thể
- Một số trường hợp khác là do khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch ở trẻ,  hay những khiểm khuyết não bộ của bé trong bụng mẹ về tuần hoàn não hoặc thiếu các chất sinh hóa cũng là một nguyên nhân không thể bỏ qua


2. Triệu chứng của bệnh tự kỷ 
Tự  kỷ có nhiều triệu chứng thay đổi tùy theo mức độ của bệnh từ nặng đến nhẹ, những trẻ mắc bệnh tự kỷ thường
- Trẻ gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp: thường không cười nói, lười đi hoặc bò, không giao tiếp với người đối diện. Trẻ nói và lặp lại những từ ngữ không có nghĩa hoặc hay gầm gừ
- Trẻ thường lặp đi lặp lại những hành động nào đó như  lắc đầu, đập đầu, giữ khư khư một đồ vật  hay chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác
- Thính giác kém, hay giật mình khi có tiếng động lạ, hoặc nghe thấy bạn nói gì nhưng phản ứng như không nghe thấy gì
- Trẻ không  thích vận động và tham gia các trò chơi tập thể, không  tham gia được các trò chơi sáng tạo. Việc chơi đùa của các bé tự kỷ thường dập khuôn một trò, hơn nữa chỉ thích chơi một mình không thích chơi với các bạn khác
-  Khó thích ứng với sự thay đổi môi trường, khó ứng biến với những  biến đổi môi trường xung quanh. Nguyên nhân chính là do trẻ tự kỷ bị hạn chế khả năng tư duy nên khó điều chỉnh bản thân theo đúng môi trường  và tình huống. Trẻ chỉ thích ăn một món ăn, chơi một trò, đi trên 1 con đường hay học một môn học nếu bố mẹ thay đổi bé  sẽ dễ cáu gắt, cào cấu và khóc  thé lên
- Những trẻ bị tự kỹ thường nhút nhát và hay lo sợ những  vật lạ hay những người xa lạ. Tuy nhiên ở một số trẻ cũng xuất hiện những khả năng đặc biệt về ca hát, nghệ thuật, kỹ thuật,…
Dấu hiệu của bệnh tự kỷ thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời, tuy nhiên một số trường hợp khác lại xuất hiện trong quá trình phát triển bình thường của bé rất khó để phát hiện được vì quá trình này bé có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý


3. Cách điều trị bệnh tự kỷ
Tùy theo nguyên nhân của bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh tự kỷ khác nhau mà có những liệu pháp hữu hiệu để chữa trị
- Liệu pháp y học : Hiện nay không có thuốc điều trị bệnh tự kỷ, tuy nhiên bạn có thể bổ sung những vitamin cần thiết bằng cách cân bằng chế độ ăn uống giúp trẻ giảm các chấn động của hệ thần kinh. Ngoài ra những loại thuốc này còn giúp bé bổ thần kinh, giảm suy nhược, tăng động giúp trẻ ổn định tinh thần
- Liệu pháp giao tiếp: Huấn luyện các kỹ năng giao tiếp giúp trẻ có những sáng tạo trong  việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp với những người xung quanh và vượt qua những rào cản về tâm lý, cảm xúc, hạn chế giao tiếp bằng những hình ảnh phi ngôn ngữ. Bố mẹ nên giành nhiều thời gian kiên nhẫn nói chuyện với bé để bé quên đi cảm giác sợ sệt, lo lắng khi giao tiếp với người đối diện hoặc có thể kể cho bé nghe những câu chuyện bên ngoài giúp trẻ phát triển cảm nhận và đưa ra ý kiến của mình
- Liệu pháp hành vi: Cha mẹ cần tập luyện cho con những thói quen mới, những thói quen lành mạnh thay đổi những hành vi thích bắt chước người khác hay lặp đi lặp lại hành động của mình. Bên cạnh đó nên thường  xuyên khen thưởng, khuyến khích mỗi  khi trẻ có hành động và biểu hiện tốt



Khi trẻ bị tự kỷ bạn cần phải thật kiên nhẫn và bình tĩnh để có thể chữa trị, giúp các bé phát triển các chức năng và hoàn thiện hơn trong cuộc sống

Không có nhận xét nào :

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét