Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Cách Dạy Trẻ Thông Minh


Cha mẹ nào cũng có ước muốn sau này khi con mình trưởng thành sẽ học giỏi, thông minh và dễ tiếp thu các bài học. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào khi sinh ra đều nhận được gen di truyền thông minh của bố mẹ, vậy làm cách nào có thể giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não luôn là một bài toán khó cho các bậc phụ huynh. Sau đây là một số chia sẻ về cách dạy trẻ thông minh được tổng hợp từ một số kinh nghiệm của các mẹ, mong các mẹ có thể theo dõi và cùng tìm ra cách tốt nhất để nuôi dạy bé yêu của mình trở thành một thiên tài

1. Tương tác với bé



- Theo quan sát của một số nhà khoa học hầu hết các trẻ không được sự yêu thương, chăm sóc và cùng bố mẹ vui đùa đều có não bộ không phát triển. Trong trường hợp đó các bé không được sống trong tình yêu của bố và mẹ, không có nhiều tương tác với bố mẹ dẫn đến tình trạng phát triển không đồng đều, chán nản thậm chí còn có nhiều trẻ bị bệnh tự kỉ, sợ người xa lạ và thích chơi một mình. Vì vậy hãy cùng bé chơi các trò chơi nho nhỏ dạy cho trẻ những kĩ năng đầu đời và chăm sóc con bằng chính tình yêu thương của mình nhằm giúp bé phát triển kỹ năng tư duy được tốt hơn

2. Trò chuyện và cười đuà cùng bé


- Hãy lắng nghe trò chuyện và cười đùa cùng bé trong suốt thời gian nuôi dạy bé nhằm tăng cường khả năng giao tiếp và hình thành khái niệm ngôn ngữ đầu tiên cho bé. Khi mẹ nói chuyện với con hãy nói thật chậm và rõ ràng để bé có thể dễ dàng tiếp nhận, dần dần bé sẽ có thể hiểu được những điều bạn nói và đáp lại. Ngoaì ra trong quá trình nói chuyện với bé bạn cần đa dạng giọng nói để bé có thể phân biệt được những giọng nói khác nhau và thu hút được sự chú ý của bé

- Âm nhạc là một dạng chuyển thể của ngôn ngữ dễ tiếp thu nhất đặc biệt là đối với các bé, bạn có thể cho bé nghe những ca khúc thiếu nhi hay đơn giản chỉ là việc sáng tác những lời hát thú vị và tập cho bé hát, trong quá trình bé nghe và hát theo lời mẹ sẽ giúp bé phát triển tính lập luận logic trong từng lời hát ngoài ra còn có lợi cho những bài học toán sau này của bé

- Bạn có thể cù bé, làm mặt hề hoặc đùa giỡn với bé để bé cười vì tiếng cười sẽ kích thích khả năng hài hước của bé ngay từ nhỏ.


- Ngoài ra bạn có thể đọc sách thường xuyên cho bé nghe, những câu chuyện thiếu nhi, truyện cổ tích sẽ là bài học kinh nghiệm đầu đời của bé về cách sống và những đức tính cần có sau này. Mặc dù bé chưa hiểu được mẹ đang đọc gì nhưng đây sẽ là bước đẩy đầu tiên góp phần phát triển các kỹ năng ngôn ngữ của bé, ngoài ra khi mẹ đọc sách cho bé nghe sẽ dần dần hình thành trong bé thói quen và sở thích đọc sách, một trong những thói quen cần thiết trong quá trình phát triển tư duy cho bé sau này.

3. Mẹ hãy làm những công việc thường ngày một cách chậm rãi cho bé nhìn thấy


- Khi bạn đang làm việc nhà, đánh răng, rửa tay,.. bạn hãy làm thật chậm rãi để bé có thể quan sát công việc bạn làm thật kĩ và có thể cho bé thử nếu có thể. Tuy công việc này mất nhiều thời gian nhưng bé có thể học được những điều mẹ làm và tập cho bé những thói quen hằng ngày mà không cần mất quá nhiều công sức

4. Hãy để cho bé được vui chơi thõa thích


- Khi bạn cho bé vui chơi là bạn đang giúp bé có được những kỹ năng về thể chất, trí tuệ, cảm xúc và xã hội. Bạn có thể tự tạo các trò chơi đơn giản cho bé để trẻ vừa chơi vừa học như trò ghép hình với chữ hoặc có thể cho bé chơi các trò chơi mang tính vận động nhẹ dễ dàng mà vẫn giúp bé phát triển những khả năng xử lý tình huống như cho bé tập lái xe mô tô điện trẻ em dạo quanh phố với gia đình. Ngoài ra, nên cho bé chơi với các bạn xung quanh để bé có thể học được cách kết hợp các ý tưởng, hòa đồng với mọi người và hiểu được cảm giác của những người xung quanh

5. Phát triển cân bằng giữa bán cầu não trái với bán cầu não phải
- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bán cầu não trái có nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ, lập luận logic, ghi nhớ và tri giác thời gian. Còn bán cầu não phải có vai trò xử lý hình tượng tổng thể, khả năng bắt chước, sự sáng tạo và cảm thụ âm nhạc, nghệ thuật. Mỗi bên đều có một chức năng riêng để bé có thể phát triển đồng đều mẹ cần kích thích cả 2 bên bán cầu não góp phần cho sự phát triển toàn diện của trẻ

6. Khuyến khích bé tập các bài tập thể chất


- Các hoạt động thể chất không chỉ giúp bé rèn luyện cơ thể, nâng cao sức khỏe mà còn giúp trẻ phát triển tư duy. Các bài tập sẽ giúp điều hòa lượng máu lưu thông lên cơ thể và não bộ và nó có tác dụng lâu dài cho sự phát triển sau này của bé. Bạn có thể thử cho bé tập các bài tập cơ bản như chơi chống đẩy cùng bé, cách này giúp bé tăng cường kỹ năng phối hợp giữa tay chân và cách giải quyết vấn đề. Ngoài ra có thể tạo các chướng ngại vật đơn giản để bé vượt qua hoặc những câu hỏi về vật hay con thú để bé giải đáp.

7. Đưa trẻ ra ngoài chơi và khám phá môi trường


- Khi bé đã đủ lớn hãy dẫn bé ra ngoài chơi để bé có thể tiếp xúc với mọi vật bên ngoài và thay đổi cảnh quan mà bé thường xuyên tiếp xúc, trong quá trình đó bé sẽ hình thành được khái niệm chi tiết về cấu tạo và hình dáng của những vật bên ngoài, một trong những địa điểm thích hợp nên đưa bé đến chơi như: viện bảo tàng, sở thú, công viên, khu vui chơi hay đưa bé đi mua sắm…

8. Cho bé quyền lựa chọn


- Bạn có thể cho bé 2 vật để ở trên bàn với 2 màu sắc và hình dạng khác nhau, hãy để bé lựa chọn màu sắc yêu thích và lặp đi lặp lại việc lựa chọn nhiều lần để bé có thể biết được đặc điểm cơ bản của vật thể và ghi nhớ được màu sắc mà mình yêu thích
Không có nhận xét nào :

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét